5 lý do nên cho con học một bộ môn khoa học

Lĩnh vực khoa học sẽ mang đến cho trẻ sự trải nghiệm thú vị không ngờ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ích lợi khi cho con học một bộ môn khoa học nhé.

Tuổi thơ là một giai đoạn rất đặc biệt của trẻ em. Nơi bắt đầu của những câu hỏi, tò mò và háo hức về thế giới xung quanh. Các nghiên cứu về thần kinh và tâm lý học đều cho thấy bộ não của trẻ ở giai đoạn trước 16 tuổi là thời điểm phát triển quan trọng và gần như định hình cho những năng lực trí tuệ về sau. Đó cũng là thời gian rất phù hợp để trẻ có thể hòa mình với những trải nghiệm khám phá khoa học để kết nối với thế giới xung quanh một cách trực quan và sinh động.

 

nen-cho-tre-hoc-gi

 

Khi nào nên cho trẻ bắt đầu tiếp xúc khoa học?

Trải nghiệm khám phá khoa học đối với trẻ em có thể bắt đầu ngay từ khoảng 3 tuổi cho đến hết chương trình học phổ thông. Danh sách các hoạt động liên quan đến khám phá khoa học thì dường như không có giới hạn, có thể diễn ra tại trường học, tại gia đình, ở các trung tâm học ngoại khóa hay ngay bên ngoài xã hội. Có thể kể ra như những hoạt động liên quan đến sinh học, hoá học, vật lý học, khoa học máy tính, khoa học về môi trường, về vũ trụ, địa chất… Từ những trò chơi đơn giản, như làm dùng kính lúp để tạo ra lửa, những chuyến đi dã ngoại làm bộ sưu tập các loại lá cây côn trùng, hay chính tay tạo ra những trò chơi máy tính, làm robot,… tất cả đều tạo nên cho trẻ những trải nghiệm khám phá khoa học bổ ích. 

Có rất nhiều lý do cha mẹ nên cho con học bộ môn khoa học

Trẻ cần môi trường để phát triển các kỹ năng.

Học trải nghiệm khám phá khoa học không chỉ dừng ở việc học các lý thuyết, nhớ các công thức, các quy luật mà hơn hết là học thông qua quá trình truy vấn (inquiry), đi từ đặt câu hỏi, thực hành và tương tác. Đặc điểm học của trẻ nhỏ là học thông qua các giác quan và các chuyển động của cơ thể. Có rất nhiều kỹ năng trẻ có thể học được thông qua trải nghiệm khoa học như: kỹ năng quan sát, so sánh, giải quyết vấn đề, sáng tạo, làm việc nhóm, khai thác các công cụ thông tin truyền thông…

 

cho-tre-hoc-gi-mua-he

 

Trong quá trình học trải nghiệm, các giác quan của trẻ cũng phát triển. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trẻ học thông qua đa giác quan (multisensory learning) có khả năng nhận thức và khả năng phản ứng trước các tình huống tốt hơn. Nhờ có những hoạt động trải nghiệm thực tế, chú trọng thực hành nên các kỹ năng của trẻ càng trở nên khéo léo và thành thạo hơn theo thời gian. 

Chẳng hạn, khi trẻ tham gia vào quá trình thiết kế, thực hành tạo và chạy thử một trò chơi trên máy tính, trẻ sẽ đồng thời hình thành và phát triển nhiều kỹ năng: 

  • Kỹ năng quan sát, vận động tinh thông qua thao tác với máy tính
  • Kỹ năng thiết kế, tư duy logic, giải quyết vấn đề khi viết mã trò chơi
  • Kỹ năng chọn lọc ý tưởng, phân tích đánh giá khi chạy thử sản phẩm
  • Kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận phản biện

Các kỹ năng này chỉ có thể hình thành được trong quá trình “thực làm” (hands-on), trải nghiệm (experiential), chứ không thể có được khi chỉ đọc sách hay xem trên tivi.

 

Trẻ cần môi trường để phát triển tư duy.

Học khoa học chính là một cách học tư duy. Trong các hoạt động học khoa học, trẻ em được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi trẻ được tiếp xúc môi trường thông tin khoa học sớm, trẻ sẽ học được và hình thành tư duy khoa học ngay từ nhỏ.

Đặc biệt các kỹ năng về tư duy bậc cao (high-order thinking) như phản biện, giải quyết vấn đề cần rất nhiều thời gian mới có thể hình thành được. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, trẻ em còn được làm quen với một khái niệm mới là “Tư duy lập trình”. Đây là một phương thức tư duy đặc biệt, khác hoàn toàn với những hình thức tư duy khác trước đây. Là cách các lập trình viên sử dụng chất xám suy nghĩ để giải quyết vấn đề, thông qua việc phân tích vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ, từ đó xem xét những phương án giải quyết cụ thể và phù hợp. 

hoc-bo-mon-khoa-hoc

 

Trẻ cần được phát triển và cân bằng chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ

Các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục cho rằng, việc cân bằng chỉ số IQ và EQ giúp trẻ phát triển toàn diện và sớm gặt hái được thành công trong tương lai.

EQ cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ em. Nếu trẻ cảm thấy bị gò bó, mất tự do sáng tạo, chúng sẽ không thể học tập hết mình.

Sự trải nghiệm các dự án khoa học sẽ cung cấp cho trẻ một môi trường vừa tăng cường tư duy logic giúp phát triển trí thông minh, vừa thỏa sức tự do sáng tạo, giải phóng cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. 

Đặc biệt, chỉ số IQ, chỉ số mà nhiều bậc phụ huynh chú trọng nhất, nó chỉ có thể phát triển khi có được một sự hỗ trợ tốt nhất từ chỉ số EQ.

 

Trẻ cần kiến thức để ứng phó với thế giới xung quanh.

Ngày nay, khoa học và công nghệ càng ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống của con người. Các vấn đề về an toàn thực phẩm, sức khỏe, môi trường, thiết bị điện tử… luôn cần có kiến thức và hiểu biết để con người ra các quyết định và lựa chọn sáng suốt. Xã hội càng văn minh, con người càng cần đến các kiến thức khoa học để đưa ra nhận định, đánh giá, chọn lựa và ứng dụng vào cuộc sống. 

Kiến thức không chỉ cần thiết cho cuộc sống hiện tại mà còn góp phần hình thành năng lực ra quyết định trong công việc tương lai. Các khối ngành nghề liên quan đến khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học có xu hướng được tuyển dụng trong những năm tiếp theo, nên việc cho trẻ được cảm thụ và tích luỹ kiến thức liên quan đến những ngành này là một hành trình chuẩn bị để định hướng nghề nghiệp cho tương lai của trẻ. 

 

bo-mon-khoa-hoc-cho-tre

 

Trẻ cần được học về bản chất của khoa học.

Khoa học là một phạm trù về kiến thức của nhân loại, được hệ thống lại dựa trên các nghiên cứu. Mặc dù kiến thức khoa học có tính đáng tin cậy và được ứng dụng trong hầu hết đời sống của con người. Nhưng không phải mọi thông tin khoa học đều được xem là chân lý và luôn luôn đúng. 

Điều đó có nghĩa là khi trẻ em hiểu được bản chất của khoa học thông qua các tương tác khám phá khoa học, các em sẽ có nhận thức đúng về thông tin khoa học. Từ đó, khi đứng trước các vấn đề tranh cãi trong khoa học và tương tác giữa khoa học với các lĩnh vực khác trong xã hội, các công dân tương lai có được tư duy phản biện và cái nhìn đa chiều (multiple perspectives)

Chương trình giáo dục khoa học tại các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Phần Lan… luôn chú trọng giáo dục về bản chất của khoa học, xem đây là một trong những mục tiêu giáo dục hàng đầu của chương trình khoa học, giúp cho học sinh hiểu được nguồn gốc kiến thức khoa học. 

 

Vì sao nên cho trẻ học bộ môn khoa học máy tính “Lập trình cho trẻ em”?

Mỗi học sinh thế kỷ 21 nên có cơ hội học về Khoa học máy tính, cách tạo ra một ứng dụng và hiểu được Internet vận hành ra sao. Trẻ sẽ được dẫn dắt vào thế giới lập trình theo cách thật tự nhiên, không gò ép, không áp lực mà thật thú vị và thử thách.

Bộ môn khoa học này mang đến sự phát triển về nhiều khía cạnh của trẻ:

  • Phát triển kỹ năng vận động tinh
  • Củng cố sự tự tin và tăng khả năng sáng tạo
  • Kích thích trẻ tư duy logic 
  • Học cách giải quyết vấn đề 
  • Dạy trẻ đón nhận thử thách, chấp nhận thất bại và đứng lên
  • Khám phá sự thú vị của Toán học thông qua lập trình
  • Rèn luyện kỹ năng hợp tác làm việc nhóm

Ba mẹ có thể đăng ký buổi học trải nghiệm miễn phí cho con TẠI ĐÂY

 

lap-trinh-cho-tre 1