Rèn Luyện Khả Năng Quan Sát Cho Trẻ

Đối với trẻ em, trong quá trình cha mẹ giúp con tập quan sát cũng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Vậy làm sao để rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ hiệu quả? 

Quan sát là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống. Các bài học quan sát không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy, rèn luyện sự tập trung, mà còn tăng cường sự linh hoạt giữa mắt và tay. Có như vậy trẻ mới có thể phát triển toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và xử lý nhanh một số vấn đề phát sinh. Bài viết này KASE Edutech sưu tầm một số “mẹo” hỗ trợ các bậc cha mẹ rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ nhé!

 ren-kha-nang-quan-sat-cho-tre (1)

 

Quan sát là gì?

Quan sát là khả năng trẻ nhận biết thế giới bằng các giác quan: nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó thấy, nội cảm thấy. Rèn luyện năng lực quan sát còn góp phần bổ sung cho 2 kỹ năng nghe, đọc, giúp trẻ tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết, tăng vốn từ, rèn kỹ năng sống cho bản thân.

Vai trò của quan sát

Quan sát là một hoạt động của trí tuệ và diễn ra theo một quá trình, kỹ năng quan sát rất quan trọng đối với con người trong cuộc sống. 

Kỹ năng quan sát giúp trẻ xác định mục đích rõ ràng

Trong thế giới muôn màu có hàng loạt đối tượng khác nhau. Người biết quan sát sẽ không nhìn vào tất cả những đối tượng đó mà phân nhóm chúng vào những chủ đề theo sự quan tâm (mục đích) của mình, đồng thời biết gạt bỏ những chi tiết, đối tượng không liên quan. Như vậy, việc quan sát củng cố trẻ tập trung chú ý hơn, từ đó hình thành thói quen tỉ mỉ, tinh tế, hiệu quả quan sát càng cao.

Kích thích tính tò mò, thích khám phá của trẻ 

Trong quá trình trẻ luyện tập quan sát sự vật, sự việc xung quanh, kỹ năng này sẽ kích thích lòng mong muốn hiểu biết, bồi dưỡng hứng thú tìm tòi cho trẻ, giúp trẻ thấy được ý nghĩa, lợi ích của việc quan sát. Trẻ sẽ cảm nhận việc tìm hiểu thế giới thật thú vị, có ý nghĩa thiết thực và là cách học tập chủ động, không áp lực.

Giúp trẻ huy động vốn sống

Hướng dẫn trẻ vận dụng những kinh nghiệm có được trước đây vào quá trình quan sát. Từ đó, trẻ xác định được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mà trẻ đã nhận biết trước đó. 

Cùng quan sát với trẻ, cha mẹ khéo léo cung cấp cho trẻ những kiến thức mới về vấn đề trẻ quan tâm, giúp trẻ nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân. Mức độ, khả năng quan sát của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, vốn hiểu biết của trẻ. Khi quan sát một hiện tượng, trẻ có thể phát hiện được rất nhiều đặc điểm, tìm ra được nhiều điều mới lạ.

 

ren-kha-nang-quan-sat-cho-tre (2)

 

Quan sát đúng có thể hỗ trợ khả năng tập trung và phân tích

Không nên cho rằng khả năng tập trung sẽ rất dễ rèn luyện, thực chất nó rất khó bởi xung quanh chúng ta luôn tồn tại nhiều điều chi phối ánh mắt, cảm xúc và suy nghĩ. Nếu trẻ luyện tập được khả năng quan sát chính xác vào sự việc sẽ giúp trẻ càng tập trung hiệu quả hơn. Hơn nữa, trẻ cũng cần được rèn luyện óc phân tích để đánh giá sơ bộ về sự vật, hiện tượng hoặc con người để đưa ra cách ứng xử phù hợp.

Kỹ năng quan sát là một phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy

Trong quá trình quan sát thế giới xung quanh, trẻ thường có những vướng mắc nên sẽ suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi rất thú vị. Chẳng hạn như “Tại sao con nhện lại không bị dính vào tơ của nó?” hay “Tại sao tảng băng rất nặng nhưng lại nổi được trên mặt nước?”, “Cá có ngủ không?”… Trước những câu hỏi kỳ quặc của trẻ, các bậc cha mẹ nên tìm cách trả lời  hoặc gợi mở thêm để trẻ hứng thú với việc đi tìm lời giải đáp, nhằm thỏa mãn trí tò mò của trẻ. 

 

Cách thức để rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ

Để cải thiện khả năng quan sát cho trẻ, chúng ta có thể rèn luyện theo các nội dung sau đây:

Quan sát người và sự việc xung quanh

Việc đầu tiên chúng ta thường làm khi ngồi xuống nơi đông người là dành thời gian đưa tất cả vào tầm nhìn của mình và xem mọi người đang như thế nào. Nhìn vào cách họ hành động trong không gian đông đúc, cách họ tương tác với người khác chúng ta sẽ có những phát hiện mới mẻ về không gian xung quanh. Điều này đào tạo não của trẻ ghi nhớ lại những ký ức một cách sinh động hơn, hiện thực hóa kỹ năng quan sát cụ thể và chi tiết.

 

ren-kha-nang-quan-sat-cho-tre

 

Tập cách lưu giữ các hình ảnh sẽ rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ hiệu quả hơn

Quan sát là điều tuyệt vời và khi trẻ luyện tập kỹ năng này càng nhiều, trẻ sẽ càng nhận thức được nhiều thông tin kiến thức hơn. Năng lực quan sát sẽ hữu ích hơn khi cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ chọn lọc ra các chủ đề để quan sát. 

Một cách luyện tập đơn giản là khi đến lớp, trẻ thử quan sát một người bạn, ghi nhớ lại và miêu tả cho cha mẹ nghe chi tiết gương mặt bạn đó. Thực hành thường xuyên như vậy, cha mẹ sẽ thấy sự quan sát của trẻ ngày càng tiến bộ hơn.

Thử quan sát những sự việc, địa điểm mới

Trẻ có thể phát triển kỹ năng quan sát bằng cách đến một địa điểm mới lạ hoặc thử hoạt động khác biệt. Điều này sẽ tự nhiên nâng cao nhận thức của trẻ và khiến trẻ hứng thú hơn. Một mẹo hữu ích là đến viện bảo tàng hoặc phòng triển lãm tranh – những nơi mở ra cho trẻ cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới và quan sát cận cảnh những điều đó.

Trải nghiệm bộ môn lập trình game giúp rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ

Lập trình là một bộ môn khoa học mang đến sự phát triển về nhiều khía cạnh của trẻ. Vì vậy ngày nay nhiều bậc Phụ huynh bắt đầu cho con em mình tìm hiểu và học bộ môn công nghệ này. Trong suốt quá trình học, trẻ trải nghiệm tự mình viết những dòng mã, thao tác với máy tính đòi hỏi trẻ phải quan sát và tư duy để tạo ra sản phẩm game theo sở thích của mình. Từ đó kỹ năng quan sát và tư duy của trẻ sẽ được phát huy dễ dàng hơn sơ với bạn đồng trang lứa.

 

Đừng bỏ lỡ “Khóa học lập trình game I Can Code – dẫn đầu xu hướng Khoa học máy tính cho trẻ em”

phuong-phap-hoc-tot-cho-tre

 

Kỹ năng quan sát thông báo cho chúng ta về các đối tượng, sự kiện, thái độ và hiện tượng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều giác quan. Việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ và thu thập thông tin về thế giới là rất quan trọng vì như vậy sẽ giúp con hình thành được nền tảng tốt hơn trong giao tiếp sau này.

 

[Tham khảo: lamchame.com]